UA-162949268-1
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TP. HCM
Thực trạng hiện nay, hầu hết các em học sinh lớp 12 có mơ ước vào các trường đại học (kể cả những em có học lực yếu) trong khi xã hội đang cần rất nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề tham gia trực tiếp trong một số lĩnh vực nghề nghiệp. Ước mơ của các em đôi khi còn rất xa với thực tế lao động, hoạt động nghề nghiệp, chưa thấy được giá trị đích thực của các nghề.
Theo Báo cáo kết quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp của thành phố trong năm 2018, Hiện nay trên địa bàn thành phố có 544 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 52 trường Cao đẳng, 64 trường Trung cấp và 82 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên khi đánh giá kết quả tuyển sinh thì một thực tế cho thấy các trường chỉ tuyển sinh được khoảng 70% chỉ tiêu đề ra, thậm chí 1 số trường chỉ tuyển được khoảng 50% điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các trường nghề.
Bên cạnh đó theo thống kê của Bộ LĐ – TB – XH, hiện nay, có khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành. Thậm chí, nhiều sinh viên còn làm những công việc ở các khu công nghiệp như lắp ráp linh kiện điện tử, công nhân may và phổ biến nhất hiện nay là chạy “xe ôm công nghệ” cho các hãng như Grab hay GoViet, những công việc không đòi hỏi trình độ đại học. điều này cho thấy việc phân luồng học sinh và cơ cấu đào tạo chưa đáp ứng với nhu cầu nghề nghiệp.
Thực trạng hiện nay, hầu hết các em học sinh lớp 12 có mơ ước vào các trường đại học (kể cả những em có học lực yếu) trong khi xã hội đang cần rất nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề tham gia trực tiếp trong một số lĩnh vực nghề nghiệp. Ước mơ của các em đôi khi còn rất xa với thực tế lao động, hoạt động nghề nghiệp, chưa thấy được giá trị đích thực của các nghề. Việc chọn nghề, nơi đào tạo nghề của học sinh rất quan trọng. Vì vậy, cần phải có sự hướng dẫn để các em khi chọn nghề, chọn trường biết kết hợp một cách lý tưởng ba yếu tố: nguyện vọng, năng lực của cá nhân, những đòi hỏi của nghề nghiệp và yêu cầu của xã hội.
Để tìm giải pháp cho việc phân luồng và nâng cao khả năng tuyển sinhthực hiện nghiên cứu nhóm tác giả đẫ tiến hành khảo sát trên 12000 học sinh của 120 trường THPT công lập và ngoài công lập trong thành phố
Theo thống kê bước đầu về nhu cầu cho thấy 99,5% học sinh có dự định học đại học, cao đẳng, trong số đó có 44,3% quyết tâm thi đại học, nếu không đỗ năm sau tiếp tục thi lại. Điều này thể hiện vào đại học vẫn là ước mơ của đại bộ phận học sinh THPT, tuy nhiên vẫn có 55,2% có dự định sẽ thi trung cấp chuyên nghiệp nếu không đỗ đại học, cao đẳng.
Kết quả nghiên cứu chuyên sâu về việc chọn các trường cao đẳng và trung cấp của các học sinh khi không còn lựa chọn đại học cho kết quả như sau:
1. Các yêu tố tư vấn tuyển sinh, quảng bá hình ảnh của trường tác động nhiều nhất đến việc chọn trường, cụ thể là những hoạt động sau: Được giới thiệu, quảng cáo qua báo, tạp chí - Được giới thiệu qua các phương tiện truyền thông - Được giới thiệu qua hoạt động tư vấn tuyển sinh - Được giới thiệu qua hoạt động GDHN ở trường THPT.
2. Đáp ứng được sự mong đợi của học sinh về việc làm sau khi ra trường là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn trường.
3. Các trường Cơ cấu ngành nghề đa dạng, hấp dẫn cao hơn các trường khác, học sinh sẽ chọn trường đó nhiều hơn.
4. Các trường có mức thu học phí thấp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình được học sinh đánh giá rất quan trọng.
5. Trường cao đẳng trung cấp có danh tiếng, thương hiệu càng cao, học sinh sẽ chọn trường đó càng nhiều.
6. Sự định hướng của người thân học sinh về việc chọn trường và ngành nghề nào đó càng lớn, xu hướng chọn trường đó của học sinh càng cao.
7. Sự phù hợp của ngành học với khả năng hay với sở thích học sinh càng cao, học sinh sẽ có khuynh hướng chọn trường đó càng lớn.
Từ kết quả nghiên cứu này các trường Trung cấp và Cao đẳng cần căn cứ vào tình hình thực tế cuả mình để lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm thu hút học sinh.